Hỏi đáp

Hỏi : Ưu điểm của tấm ốp nhôm?

Trả lời :

– Không cong vênh: 
Nhờ có sự kết hợp những tính năng của polime (nhựa) và những ưu điểm của nhôm (aluminium) những sản phẩm như tấm Tấm trần nhôm Alcorest , Vertu,…. đã giải được bài toán về tấm ốp của khách hàng khi cho ra những tấm nhựa phức hợp có độ bền hóa học cao, kháng mòn, chống ôxy hóa, bền màu trong cả môi trường nước, dầu, axit và đặc biệt là không cong vênh.

 – Không rạn nứt:
Theo những con số các nhà khoa học khảo cứu thì những tấm Alu thành phẩm không bị tác động bởi các điều kiện về nhiệt độ trong một dải nhiệt chạy từ -500C tới + 800C và nhờ có những tính năng phức hợp của công nghệ mới nên bề mặt của những tấm ốp chống lại được sự ăn mòn của môi trường, sự xâm thực của nhiệt độ. Trong thang chuẩn cứng thì qua kiểm tra những tấm Alu vượt qua thử thách khi đạt tới độ cứng 3H. Còn với đòi hỏi của chuẩn uốn cong thì Alu đã bỏ xa với chỉ số kiểm tra chỉ ở 2T. Ngoài ra những tấm Alu còn đạt và vượt nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác như các tiêu chuẩn về độ dày sơn phủ, độ láng, độ bền acid – kiềm – dung môi và cả chuẩn về độ bền va đập

 – Vật liệu nhẹ nhưng có độ cứng cao:
Cũng nhờ những tính năng của aluminium nên những tấm Alu có thể tạo ra những mặt phẳng hoàn hảo nhất và dễ dàng giải thoát trong mọi trường hợp bị vặn vẹo, hoặc bị biến dạng. Hơn thế nữa việc kết hợp các thuộc tính của nhựa polime lại làm giúp những vật liệu Alu có khả năng tiêu âm lớn, hơn nhiều các vật liệu như thép, nhôm ròng, gỗ dán… có cùng trọng lượng tương tự. Cũng nhờ công nghệ tích hợp nên trọng lượng của các tấm Alu nhẹ hơn rất nhiều so với trọng lượng của các tấm nhôm có cùng độ cứng tương đương.

– Độ dẻo cao, tạo hình dễ:
Không chỉ có tính vượt trội của một sản phẩm thời công nghệ cao, những tấm Alu còn được giới xây dựng ưa chuộng bởi sự đa dạng về màu sắc thuận tiện trong việc gia công, thiết kế. Chỉ với những chiếc máy phay bào, cắt gọt nhôm gỗ thông thường các tay thợ xây dựng có thể thỏa sức sáng tạo với những kiểu cắt, uốn, tạo độ cong, làm đường xoi, đường rãnh, làm nẹp và nhiều chi tiết phức tạp khác một cách thoải mái như làm trên các chất liệu gỗ thông thường.

 – Và các tính năng khác:
Hạn chế bám bụi bẩn, rêu mốc, ẩm ướt, tiêu âm, giảm nhiệt, độ bền màu cao.***Ứng dụng của Tấm ốp hợp kim nhôm nhựa Alu:
Chính bởi những ưu điểm nổi trội của một sản phẩm đẹp về thẩm mỹ đồng thời đáp ứng được cả những yêu cầu kỹ thuật, độ bền của ngành xây dựng thời công nghệ cao, nên những sản phẩm Alu đã và đang được ứng dụng:
– Ốp mặt tiền nhà, ốp tường cao ốc văn phòng, dân dụng
– Làm trần trang trí cách âm, giảm nhiệt, chống cháy, chống bám bụi
– Trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng
– Thiết kế, thi công poster, backdrop, bảng hiệu showroom, Nhà hàng,
– Trang hoàng thân xe, thân tàu, vỏ máy, thang máy, Cây xăng, Nhà chờ, Cổng chào, Mái sảnh, Cột tròn, Cột giật cấp, Hộp kỹ thuật cửa cuốn, Nhà tắm, Nhà WC…

Hỏi : Laminate là gì ?

Trả lời :

Laminate hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Laminate được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber (Mỹ), sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội thất ở Mỹ và các nước phương Tây. Tuy là vật liệu xuất hiện sau nhưng Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được.

Cho đến nay, ngoài dòng Laminate thông thường, người ta còn phát triển thêm nhiều dòng Laminate với các tính năng chuyên dụng khác và không chỉ có Formica mà rất nhiều nhãn hiệu Laminate nổi tiếng khác trên thị trường được mọi người ưa chuộng như Wilsonart, Arborite, …

Hỏi : Ứng dụng Laminate và Melamine ?

Trả lời : 

Laminate và melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ (đặc biết là tủ bếp), nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi melamine là laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu này rất khác nhau.

Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Lớp nhựa Melamine phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước… nên khá phù hợp với yêu cầu của tủ bếp.

Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.

So với Melamine, ép dán laminate lên bề mật tấm cốt gỗ phức tạp hơn một chút. Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp.

Laminate thông thường gồm ba lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft). Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo melamin, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn.

Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đôi dày (Laminate của các nhãn hàng nổi tiếng như Wilsonart, Fomica đều có độ dày từ 0.8mm trở lên), còn Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine. Tuy chúng đều là hai vật liệu bề mặt được phủ keo Melamine nhưng độ dày và cấu tạo không giống nhau khiến cho tính năng của chúng cũng khác nhau. Tùy vào mục đích và yêu cầu của từng sản phẩm mà người thợ gia công đồ gỗ lựa chon cho mình loại vật liệu bề mặt thích hợp.